1. Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam
1.1. Thực trạng môi trường không khí ở đô thị
Bụi vẫn là một nguyên nhân gây ô nhiễm không khí mạnh nhất ở Việt Nam. Tại các đô thị thì tình trạng này diễn ra khá phổ biến và rất đáng lo ngại. Bụi mịn và bụi lơ lửng có nồng độ ô nhiễm ngày càng tăng cao, điển hình là bụi PM10, PM2.5 vượt QCVN rất nhiều lần, tình trạng này càng nghiêm trọng ở các đô thị, thành phố lớn.

Ô nhiễm không khí nặng nề ở các đô thị lớn
Với mức độ dân số ngày càng tăng cao như hiện nay, dẫn đến các phương tiện giao thông ngày càng nhiều, nó trở nên tắc nghẽn và đặc biệt ở các cột mốc đèn giao thông và trực đường chính – nơi có lượng phương tiện nhiều nhất, không khí ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bụi từ các khu công trường xây dựng cũng là một nguyên nhân lớn góp phần gây ô nhiễm bụi.
1.2. Thực trạng môi trường không khí quanh khu vực sản xuất
Ở các khu vực sản xuất thì bụi vẫn là yếu tố gây ô nhiễm không khí mạnh nhất. Theo một số nghiên cứu cho thấy trung bình 24 giờ và trung bình một năm thì tổng nồng độ bụi lơ lửng tại các điểm quan trắc quanh các khu công nghiệp. Đặc biệt là một số ngành công nghiệp thải ra một số lượng bụi rất lớn như: khai khoáng, xi măng…
Ngoài ra, các khu công nghiệp cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn xung quanh khu vực, gây ảnh hưởng rất lớn cho người dân. Bên cạnh ô nhiễm không khí bởi khí thải và tiếng ồn thì các nhà máy chế biến thủy hải sản đã gây ra mùi hôi gây ô nhiễm môi trường rất nặng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống người dân ở các khu vực lân cận.

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở các khu công nghiệp
1.3. Chất lượng không khí khu vực nông thôn và làng nghề
Môi trường không khí ở nông thôn thường bị ảnh hưởng chính bởi khí thải từ các hoạt động sản xuất làng nghề, đốt rác, đun nấu củi hay than tổ ong,...Nhìn chung mức độ ô nhiễm không khí tại nông thôn còn khá nhẹ so với các khu vực ở thành thị.

Hiện tượng đốt rác, đốt rơm rạ ở nông thôn vẫn chưa kiểm soát được
Không khí gây ô nhiễm từ các làng nghề chủ yếu gồm bụi, hơi kim loại, mùi và cả tiếng ồn nữa. Hiện nay, ở khu vực nông thôn có rất nhiều làng nghề, nhưng khí thải có nồng độ cao hay thấp còn phụ thuộc khá lớn vào tính chất cũng như quy mô làng nghề, tương ứng với những loại sản phẩm của từng loại làng nghề khác nhau.
Hiện nay tại nông thôn, vẫn còn phát triển mạnh mẽ làng nghề đúc đồng và tái chế nhựa, hai loại nghề này đã phát sinh ra khí SO2, NO2 rất lớn. Đối với bụi và tiếng ồn sẽ gây ra vấn đề này chủ yếu ở ngành sản xuất gỗ và cơ khí.
2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu
Ô nhiễm môi trường không khí do tự nhiên gây ra và ô nhiễm môi trường không khí do con người là 2 nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí hiện nay.
2.1. Ô nhiễm không khí do tự nhiên gây ra
- Gió kéo theo những bụi bẩn, các chất khí độc và gió sẽ đẩy đi các khí độc, bụi bẩn mang từ nơi này đến nơi khác và đi xa hàng trăm km, khiến chúng lây lan nhanh chóng và theo diện rộng. Do đó gió cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khá lớn.
- Sự hình thành bão cát kéo theo một lượng lớn cát và bụi mịn khiến cho môi trường không khí có hàm lượng bụi mịn PM10, PM2.5 khá cao, gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí trên diện rộng. Bên cạnh đó, bão còn sinh ra khí oxit nitơ, sau đó lượng khí này sẽ xâm nhập vào khí quyển, gây ra hiện tượng mưa axit và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
- Hiện tượng cháy rừng sẽ khiến cho nồng độ Nitơ Oxit kèm theo khí lưu huỳnh, clo,... khiến cho không khí dung nạp một lượng lớn chất ô nhiễm vào môi trường không khí, ngoài ra cháy rừng còn làm mất sinh cảnh của các loài sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Cháy rừng gây ô nhiễm không khí
- Khi núi lửa phun trào mang theo một lượng khí CH4, cl2, Lưu huỳnh…lượng lớn những chất này sẽ xâm nhập vào bầu khí quyển gây ảnh hưởng đến môi trường không khí và sức khỏe con người và sinh vật.
2.2. Ô nhiễm không khí do con người gây ra
Con người là một yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí mạnh mẽ. Khí thải gây ô nhiễm thải ra từ những hoạt động sinh sống của con người và sinh vật. Với dân số ngày càng gia tăng như hiện nay, nó tạo ra một thách thức khá lớn cho môi trường ngày nay.
+ Khí thải từ hoạt động của các nhà máy tại khu công nghiệp.
Với quá trình phát triển hiện đại như ngày nay, đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là những hoạt động của khu công nghiệp được phát triển mạnh mẽ. Đối mặt với nó là vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng hơn.
Hiện nay, đa số các cụm công nghiệp hay điểm công nghiệp riêng lẻ hầu như đều gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. Ngành nghề tái chế giấy và tái chế kim loại là hai ngành nghề gây ô nhiễm không khí khá cao, các ngành này sẽ đưa các khí SO2, CO, NO2, Bụi, kim loại nặng,... thoát ra trong khí thải ống khói, lượng khí thoát ra sẽ được gió thổi đi và lây lan ra khắp môi trường không khí ngay tại cụm công nghiệp và khu vực người dân sống lân cận.
+ Khí thải từ vấn đề dùng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
Sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật vẫn đang được sử dụng khá phổ biến. Người dân sử dụng, các loại hóa chất ỳ và phun ra môi trường tự nhiên, với một hàm lượng lớn thuốc được ngấm vào đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm , phần còn lại sẽ được gió thổi bay đi làm lan tỏa các chất khí độc hại vào môi trường không khí.
Ngoài ra ở nông thôn, còn xảy ra một hiện trạng khá phổ biến gây ô nhiễm môi trường không khí đó là đốt rác hay đốt rơm rạ tự phát, đến nay những hoạt động này chưa hề có kiểm soát.

Khí thải phát tán vào môi trường từ việc phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
+ Khí thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy hải sản.
Ngành nuôi trồng và chế biến thải ra các một lượng khí độc hại CO, CO2, NO2, SO2 từ các hệ thống lò hơi, lò sấy,... gây ô nhiễm bầu không khí. Bên cạnh đó, một lượng lớn khí thải được phát sinh từ quá trình phân hủy của chất hữu cơ đã sinh ra khí như H2S, NH3, ngoài ra chất khử trùng trong công đoạn sản xuất cũng gây ra mùi hôi khó chịu.

Các hoạt động nuôi trồng và chế thủy sản phát sinh các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường
+ Khí thải từ những hoạt động đơn giản như nấu nướng, giao thông
Hoạt động giao thông là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng đặc biệt ở các thành phố lớn. Lượng người tham gia giao thông ngày càng cao đã phát thải ra một lượng lớn khí thải từ: khói xe, bụi xe hơi, xe máy các loại,...có thể dễ dàng nhìn thấy hiện tượng này ở các cột đèn giao thông, hay các đoạn đường bị tắc nghẽn, tuyến đường chính.

Khí thải từ các phương tiện giao thông
3. Các hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí gây ra
3.1. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới con người

Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người
+ Hệ hô hấp và các cơ quan nội tạng
Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí đã tác động mạnh mẽ, gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe con người. Đặc biệt là bụi mịn PM2.5- những hạt bụi này có kích thước rất nhỏ đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet, tương ứng chỉ bằng 3% của một sợi tóc con người thôi.
Với kích thước nhỏ như vậy, nó hoàn toàn có thể lọt qua được hệ thống hô hấp và tuần hoàn của con người và gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe. Hàm lượng bụi sẽ tích tụ lần lần và làm phổi, tim và não của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các bệnh về hô hấp thậm chí là hư hại phổi nặng, có nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, với tình hình giao thông và công nghiệp khá phức tạp như ngày nay. Các hạt oxit nitơ được phát thải ra từ khói xe các phương tiện hay nhà máy nhiệt điện gây ra một ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Đặc biệt các loại hợp chất hữu cơ, độc hại như thuốc trừ sâu được phát tán ra môi trường không khí có thể khiến cho cơ thể con người và động vật bị nhiễm độc nặng.
+ Mắt và các bệnh ngoài da
Mắt là một cơ quan nhạy cảm của mỗi người, cũng là nơi không khí có thể tiếp xúc đầu tiên và rất dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như nắng, gió, bụi,…gây ra những khó khăn trong cuộc sống cũng như gây bệnh cho con người như: đỏ mắt, chảy nước mắt, giảm thị lực, ...thậm chí có thể gây bệnh nguy hiểm như ung thư và đục tinh thể. Ngoài ra, nó còn gây rụng tóc và tác động trực tiếp gây ra các bệnh ngoài da.

Tác hại của ô nhiễm không khí tới con người
3.2. Đối với xã hội
Ô nhiễm không khí ngày càng làm ảnh hưởng khá mạnh đến chất lượng cuộc sống của người dân, càng có nhiều người bị các bệnh do ô nhiễm không khí gây ra. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước, làm giảm năng suất lao động và chi phí thuốc men ngày càng nhiều.
4. Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí
4.1. Dùng biện pháp làm sạch không khí trong phòng
Với tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, thì làm sạch không khí trong phòng là một giải pháp rất hợp lý. Môi trường không khí cung cấp một lượng oxi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Do đó, bạn nên làm sạch không khí trong phòng của mình thông qua những việc như: lau chùi vệ sinh phòng ốc thường xuyên để tránh tạo ra nấm mốc, bạn có thể đặt một số cây xanh trong nhà, hoặc sử dụng máy lọc không khí để giúp không khí được trong lành và hạn chế bớt bụi mịn.

Nên sử dụng máy lọc không khí tại nhà
4.2. Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí thông qua kỹ thuật, dây chuyền công nghệ
Chúng ta nên tạo ra những dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại để thay thế cho những dây chuyền công nghệ lâu đời, lạc hậu để hạn chế được ô nhiễm môi trường không khí.
Nhiên liệu để sản xuất hay đốt cũng là nguyên nhân khá lớn gây ô nhiễm môi trường không khí. Do đó, chúng ta nên có những giải pháp để thay thế nhiên liệu đốt để hạn chế khí độc thoát ra ngoài môi trường.
4.3. Khắc phục ô nhiễm không khí bằng biện pháp quy hoạch
Khí thải gây ô nhiễm môi trường do xây dựng, quy hoạch chưa có giải pháp hợp lý về bụi và khí thải. Do đó, việc giảm thiểu việc xây dựng ở các khu công nghiệp là thực sự cần thiết.
Về phương tiện giao thông, chúng ta nên đi lại bằng các phương tiện công cộng, hoặc có giải pháp để hạn chế các phương tiện vào giờ cao điểm, để giảm thiểu lượng khí phát ra từ các phương tiện giao thông nhất nhất là tại các trục đường giao thông và tuyến đường chính.
Ngoài ra, chúng ta nên tích cực trồng cây để mật độ cây xanh được nhiều hơn, bạn có thể trồng nhiều cây xanh trong nhà. Hoặc nhà nước nên có chính sách trồng thật nhiều cây ở các tuyến đường hay bị tắc nghẽn, những nơi có mật độ xe cộ cao.

Trồng nhiều cây xanh hơn trong đô thị
4.4. Cài đặt ứng dụng kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí
Các bạn có thể theo dõi, kiểm tra được chất lượng không khí nơi bạn sinh sống một cách đơn giản và nhanh chóng, bạn chỉ cần có một smartphone và tiến hành cài đặt app AirVisual. Bạn có thể nhận biết được tình trạng không khí đang ở mức độ nào, thông qua màu sắc và chỉ số chất lượng không khí AQI đại diện, được chia theo cấp độ khác nhau.

AQI được phân chia thành nhiều cấp độ và cảnh báo khác nhau
Trên đây là tất cả những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn về tình hình ô nhiễm không khí hiện nay, cũng như những nguyên nhân, hậu quả và giải pháp để khắc phục tình trạng này. Ô nhiễm môi trường không phải là trách nhiệm của riêng ai, chúng ta hãy chung tay cùng bảo vệ bầu không khí này nhé.
tags: thực trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa, thực trạng ô nhiễm không khí trong nhà, thực trạng ô nhiễm không khí ở bình dương, thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở tphcm, thực trạng ô nhiễm không khí bằng tiếng anh, thực trạng ô nhiễm môi trường và biện pháp, ô nhiễm không khí, ô nhiễm không khí ở việt nam, ô nhiễm không khí trên thế giới, ô nhiễm không khí trong nhà, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, dấu hiệu nhận biết ô nhiễm không khí, dấu hiệu nhận biết ô nhiễm không khí, biện pháp ô nhiễm không khí, giải pháp ô nhiễm không khí, biện pháp để giảm ô nhiễm không khí